Tầm quan trọng của dữ liệu có cấu trúc đối với SEO

Tầm quan trọng của dữ liệu có cấu trúc đối với SEO

Dữ liệu có cấu trúc dùng để mô tả trang web của bạn cho công cụ tìm kiếm dễ hiểu hơn. Các mô tả được thêm vào dưới dạng thẻ. Các thẻ được tạo bằng cách sử dụng từ vựng Schema.org.  Schema.org cung cấp một loạt các thẻ và thuộc tính để mô tả chi tiết các sản phẩm, bài đánh giá, local business listing, tin tuyển dụng, v.v.

Các công cụ tìm kiếm lớn như Google, Bing, Yandex và Yahoo, đã cùng nhau phát triển từ vựng này để tiếp cận một ngôn ngữ cho phép họ hiểu rõ hơn về các trang web. Ngày nay, các công cụ tìm kiếm sử dụng dữ liệu có cấu trúc cho rất nhiều thứ. Nếu được triển khai đúng cách, công cụ tìm kiếm có thể sử dụng dữ liệu có cấu trúc để hiểu nội dung trang của bạn tốt hơn. Do đó, trang web của bạn có thể được hiển thị tốt hơn trong kết quả tìm kiếm. Theo đó, website của bạn có thể tăng cơ hội hiển thị ở dạng rich results (kết quả giàu thông tin) hay còn gọi là rich snippets (đoạn trích giàu thông tin).

Dữ liệu có cấu trúc có quan trọng đối với SEO không?

Dữ liệu có cấu trúc rất quan trọng đối với SEO. Việc triển khai tốt dữ liệu có thể không trực tiếp mang lại cho bạn thứ hạng tốt hơn, nhưng nó sẽ giúp các thông tin của website của bạn được trình bày đẹp hơn, chi tiết hơn.

Kết quả tìm kiếm nâng cao giúp người tìm kiếm bị thu hút và click vào trang của bạn. Sau đó, khi nội dung bên trong cung cấp đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì tỷ lệ thoát trang sẽ thấp hơn. Từ đó, Google biết được trang web của bạn là một kết quả được người dùng đánh giá cao và gián tiếp thứ hạng cũng sẽ được cải thiện.

Hình 1: Bạn có thể chọn cách mình muốn để mô tả nội dung với Google

Dữ liệu có cấu trúc tạo cơ sở cho rich results

Khả năng hỗ trợ của Schema.org luôn được cải thiện và mở rộng. Dữ liệu có cấu trúc tạo cơ sở cho rất nhiều phát triển mới trong SEO – như tìm kiếm bằng giọng nói (voice search) chẳng hạn. Dưới đây là một vài rich results hiện có sẵn (bạn có thể tìm thấy các ví dụ khác trong Google’s Search Gallery):

  • Article – Bài báo
  • Book – Sách
  • Breadcrumbs
  • Carousel – Băng chuyền
  • Critic review – Đánh giá phê bình
  • Dataset
  • Employer aggregate rating – Xếp hạng tổng hợp của nhà tuyển dụng
  • Event – Sự kiện
  • Fact check – Kiểm tra thực tế
  • FAQ – Câu hỏi thường gặp
  • How-to – Cách làm
  • Image license metadata – Siêu dữ liệu giấy phép hình ảnh
  • Job posting – Đăng tuyển
  • Job training – Đào tạo nghề
  • Local business – Kinh doanh địa phương
  • Logo
  • Movie – Phim ảnh
  • Estimated salary – Mức lương ước tính
  • Podcast
  • Product – Sản phẩm
  • Q&A – Hỏi & Đáp
  • Recipe – Công thức
  • Review snippet – Đoạn trích đánh giá
  • Sitelinks searchbox – Hộp tìm kiếm Sitelinks
  • Software app – Ứng dụng phần mềm
  • Speakable
  • Subscription and paywalled content – Đăng ký và nội dung có phí
  • Video

Rich results (trước đây được gọi là rich snippets)

Hình 2: Ví dụ snippets

Ngoài mô tả meta (meta description text), kết quả tìm kiếm có thể được nâng cao với thông tin sản phẩm như giá cả, bài đánh giá hoặc các công cụ điều hướng bổ sung như breadcrumbs hoặc tìm kiếm nội bộ trong trang web.

Rich results trên mobile

Hình 3: Ví dụ về “how-to” rich result trên mobile

Kết quả của việc triển khai dữ liệu có cấu trúc cũng xuất hiện nhiều trên thiết bị di động. Đây là một trong những nơi hiển thị rõ nhất kết quả của việc triển khai Schema.

Nếu một trang đáp ứng các tiêu chí do Google đặt ra thì bạn có thể đặt vé xem phim hoặc đặt bàn tại nhà hàng ngay từ kết quả tìm kiếm mà không phải bấm vào link. Nếu bạn triển khai dữ liệu có cấu trúc một cách chính xác đồng thời tích hợp AMP, bạn cũng có thể đủ điều kiện cho một số tính năng bổ sung tương tác khác trong các trang kết quả tìm kiếm.

Rich results phổ biến hơn trên mobile, đặc biệt là khi bạn tìm kiếm nhà hàng gần đó, công thức nấu ăn, phim, hướng dẫn, khóa học… Những kết quả này thường được trình bày phù hợp với thao tác cảm ứng, có thể vuốt được như là băng chuyền (carousel).

Bạn có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động trong kết quả tìm kiếm của Google như là: đặt vé máy bay, đặt chỗ tại một nhà hàng nổi tiếng, đặt vé xem phim và gửi công thức làm bánh phô mai đến thẳng Google Home để Google Home có thể hỗ trợ bạn làm bánh. Hầu hết mọi thứ được cung cấp bởi dữ liệu có cấu trúc.

Sơ đồ tri thức

Sơ đồ tri thức (Knowledge Graph) là khung tin lớn ở phía bên phải trang SERP của Google. Khối này trình bày chi tiết các thông tin khác nhau về một kết quả tìm kiếm cụ thể. Google điền vào biểu đồ này bằng cách kiểm tra và đánh giá nội dung liên quan về chủ đề cụ thể. Một trong những nguồn mà nó kiểm tra là dữ liệu có cấu trúc của một website.

Nếu bạn có một công ty đã được xác thực hoặc nếu bạn là một chuyên gia có tiếng về một chủ đề nhất định, thì bạn có thể sẽ thấy tên, logo và hồ sơ trên mạng xã hội của mình xuất hiện.

Hình 4: Ví dụ bảng tri thức của Yoast

Các đoạn trích nổi bật

Các đoạn trích nổi bật (featured snippets), hay còn gọi là rich results, không lấy nội dung từ dữ liệu có cấu trúc. Đoạn trích nổi bật trả lời câu hỏi trực tiếp trong kết quả tìm kiếm và sử dụng nội dung thông thường từ trong trang web.

Hình 5: Ví dụ đoạn trích nổi bật cho cụm từ tìm kiếm “site structure”

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản và tổng quát xung quanh dữ liệu có cấu trúc. Hi vọng bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về dữ liệu có cấu trúc. Đây là một kiến thức quan trọng bạn nên cập nhật và áp dụng để hoạt động SEO của mình được tốt hơn cả trên PC và mobile. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ bài viết này