Chủ tịch Google Châu Á: “Nhân viên không cần thiết phải nói được tiếng Anh”

Chủ tịch Google Châu Á: “Nhân viên không cần thiết phải nói được tiếng Anh”

Google giờ đây đề cao vấn đề khả năng và thực lực của nhân viên hơn là khả năng ngôn ngữ của họ.

Đầu năm nay, Google thuê thêm 500 nhân viên ở Châu Á để từng bước thực hiện cam kết tiếp tục mở rộng hoạt động tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chủ tịch Google Châu Á: “Nhân viên không cần thiết phải nói được tiếng Anh” CE0-google-Asia

Hồi tháng 1, họ công bố kế hoạch mở một văn phòng ở Kuala Lumpur, văn phòng mới đầu tiên ở Châu Á trong 4 năm nay. Nhưng Google vẫn đối mặt với nhiều thách thức từ các đối thủ cạnh tranh mạnh trong khu vực.

Thời báo Phố Wall có cuộc phỏng vấn với Chủ tịch khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Daniel Alegre về chiến lược của công ty cũng như xu hướng và các thách thức khi điều hành một công ty internet ở Châu Á.

Thách thức lớn nhất khi điều hành một công ty internet ở Châu Á là gì?

Chúng tôi là một công ty Mỹ với tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu ở trụ sở.

Khi gia nhập các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, chúng tôi thấy nhiều người thật sự tài năng và có thể gia nhập công ty lại không nói được tiếng Anh.

Chúng tôi đã thay đổi chính sách ở các thị trường này để thuê được những người đáp ứng tiêu chuẩn đề ra như học lực tốt, có kinh nghiệm nhưng không còn bắt buộc họ phải nói được tiếng Anh nữa.

Một thách thức khác là giữ bản sắc văn hóa vì chúng tôi muốn mọi người hiểu dù cho chúng tôi có là một công ty toàn cầu thì chúng tôi vẫn dễ dung nạp bản sắc văn hóa địa phương.

Ông đã mắc sai lầm nào khi làm quản lý và từ đó ông đã học được điều gì?

Khi Google đang phát triển và củng cố vị thế của mình, một Giáng sinh nọ chúng tôi quyết định tặng đồng hồ cho khách hàng của mình. Chúng tôi gửi cho các đối tác của mình trên khắp thế giới.

Chúng tôi không biết rằng với một đối tác Trung Quốc, tặng đồng hồ là rất xúc phạm vì thế có nghĩa là “đi đám tang”.

Đây là một điều khiến giúp chúng tôi chóng hiểu rằng đừng có nghĩ “chúng ta là một công ty Mỹ và chúng ta sẽ hoạt động như một công ty Mỹ và xuất khẩu giá trị của mình ra khắp thế giới.”

Các yếu tố bản sắc dù nhỏ thôi nhưng cũng rất quan trọng để đảm bảo chúng tôi vừa tận dụng được lợi thế của một tập đoàn đa quốc gia, vừa được xem là một công ty internet của nước chủ nhà.

Ở Nhật Bản, thị phần của Google vẫn thấp hơn Yahoo, chiến lược phát triển thị trường Nhật Bản của ông là gì?

Thứ nhất, để phát triển được ở Nhật Bản, chúng tôi tìm hiểu xem mọi người cần gì chứ không đi tìm hiểu về đối thủ.

Đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của người Nhật đã là mối quan tâm chính của chúng tôi. Việc này tuy mất thời gian nhưng kết quả rất khả quan, ai để ý đến chuyện chúng tôi ngày càng được ưa chuộng ở Nhật thì sẽ rõ.

Thứ hai, hãy nhớ rằng Google không chỉ là một công cụ tìm kiếm, chúng tôi còn có những YouTube, bản đồ, ứng dụng, Android và Google Earth nữa.

Chúng tôi sẽ có thể thu hút mọi người bằng cách cải tiến những sản phẩm này và giới thiệu thêm các sản phẩm mới.

Ví dụ như công cụ tìm kiếm mới nhất của chúng tôi cho phép người dùng chọn một công thức nấu ăn từ internet rồi đặt hàng các nguyên liệu cho công thức đó, đầu tiên nó được phát triển ở Nhật Bản rồi mới triển khai ở Mỹ.

Theo ông lĩnh vực quảng cáo trực tuyến đang có những xu hướng nào?

Ở những thị trường rất phát triển như Hàn Quốc hay Nhật Bản, vì mạng 3G có khắp mọi nơi và thời gian đi làm rất lâu nên việc người dân chuyển sang dùng di động nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải tự xem mình là công ty ưu tiên cho lĩnh vực di động. Trong khi ở các thị trường khác, chúng tôi có thể nghĩ tới việc cho ra đời thứ gì đó trên máy tính để bàn.

Ở Châu Á, chúng tôi thực sự cần tư duy xem người tiêu dùng tìm kiếm bằng cái gì. Người ta sử dụng dịch vụ bản đồ và định vị trên điện thoại như thế nào và nên để quảng cáo ở đâu trên màn hình di động của họ?

Liệu doanh số quảng cáo trực tuyến ở Châu Á có vượt Bắc Mỹ?

Tôi nghĩ sẽ vẫn mất một thời gian. Châu Á đang tiến nhanh hơn. Chẳng mấy chốc nữa Châu Á sẽ trở thành nguồn thu quan trọng của công ty.

Ông đang làm gì để củng cố mảng mạng xã hội trong khu vực?

Chúng tôi đầu tư mạnh cho YouTube. Từ chỗ là người tiêu dùng, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận về nội dung với các nhà sản xuất địa phương ở khắp Châu Á.

Chúng tôi cũng đang thúc đẩy các ứng dụng mang xã hội trên YouTube ở mọi thị trường của mình. Việc này đã bắt đầu cho kết quả ở những thị trường có YouTube.

Trên phạm vi toàn cầu, chúng tôi đã chấp nhận cả các kết quả tìm kiếm dẫn tới mạng xã hội. Bạn có thể tìm các link dẫn tới Twitter từ trang tìm kiếm của Google.

Xin ông cho biết thêm thông tin về kế hoạch phát hành phần mềm Google TV cho phép người dùng xem, tìm kiếm các chương trình truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh cũng như truy cập các trang web thông thường thông qua TV và một hộp điều khiển ở Châu Á?

Chúng tôi đang thảo luận với nhiều nhà sản xuất trên thế giới. Tôi không thể nói trước điều gì. Chúng tôi rất mừng vì tiến độ của Google TV cho tới nay. Đó là một mảng rất phù hợp với sứ mệnh công ty.

Không chỉ làm việc với các nhà sản xuất chương trình TV trên khắp thế giới, chúng tôi còn “địa phương hóa” sản phẩm của mình và triển khai ở càng nhiều thị trường càng tốt.

Sau trận đồng đất ở Nhật Bản, Google xử lý thế nào khi công ty đã tham gia rất sâu ở thị trường này?

Khi động đất tôi đang ở văn phòng Tokyo. Một trong những điều khiến tôi bất ngờ là phản ứng bình tĩnh và ngay lập tức của nhân viên Google ở Nhật.

Họ đã tìm tới ngay các công cụ đảm bảo an toàn trong động đất ngay cả khi tòa nhà còn rung chuyển.

Hiện đội ngũ kỹ sư của chúng tôi đang rất tập trung để giúp mọi người tìm kiếm thông tin mình cần, từ thông tin về nhà máy điện hạt nhân tới dữ liệu về những người mất tích hay đang trú ẩn tại các cơ sở lánh nạn.

Ở trường kinh doanh họ chẳng dạy bạn cái gì như thế này cả. Nhưng với tôi, phản ứng “rất Nhật” của nhân viên Google tại đây đã phản ánh được tinh thần hòa nhập vào văn hóa địa phương của công ty.

Nguồn Cafe F

Chia sẻ bài viết này