Xu hướng SEO quan trọng trong 2022

Xu hướng SEO quan trọng trong 2022

SEO 2022 có gì quan trọng? Xu hướng chính trong SEO 2022 là gì?  những dự đoán từ chuyên gia Pratik Dholakiya về những điều cần lưu ý cho SEO trong năm 2022 sắp tới.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm- SEO đang phát triển với tốc độ ánh sáng. Do đó, khi mà năm 2016 kết thúc, đã đến lúc chúng ta cần phải nắm bắt và đón đầu các xu hướng trong digital marketing-SEO để chuẩn bị cho năm 2022 sắp đến.

Đã có vô số sự cải tiến, thay đổi trong SEO trong vòng 10 tháng vừa qua. Có nhiều xu hướng nổi bật trong SEO sẽ lại tiếp tục thống trị trong năm 2022. Các cập nhật thuật toán của Google khiến cho các chủ doanh nghiệp phải luôn lưu tâm đến thứ hạng của web trên Google, đồng thời vẫn có những xu hướng mới dự kiến sẽ hình thành trong năm 2022.

Dưới đây là những dự đoán từ chuyên gia về xu hướng SEO 2022.

Tối ưu hóa SEO theo định hướng của người dùng

Từ khóa vẫn rất quan trọng trong SEO, và gõ vào các từ khóa đơn giản thì người dùng sẽ nhận được các kết quả đơn giản. Ngày nay, người tìm kiếm biết chính xác điều họ muốn tìm kiếm là gì, và các công cụ tìm kiếm thì ngày càng thông minh hơn trong việc nhận ra các định hướng của người dùng sau từ khóa, truy vấn. Do đó, người tìm kiếm giờ đây thường gõ các truy vấn dài, đầy đủ, hoặc các mệnh đề trên thanh tìm kiếm- giúp thu thập dữ liệu và kết quả tìm kiếm hiệu quả hơn.

Trong năm 2022, các thương hiệu cần phải đặt giá trị vào tối ưu hóa nội dung digital của họ, dựa trên định hướng người dùng hơn là các từ khóa cụ thể. Trong SEO, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần phải:

  • Nghiên cứu: Nghiên cứu xem người dùng tìm kiếm tại sao lại đến page, website của bạn. Họ có những câu hỏi nào cần được content trên page, website của bạn giải đáp?
  • Tối ưu hóa: Một khi bạn đã thu thập được dữ liệu tìm kiếm và thấy được những mảng nào cần đầu tư nhiều hơn, thì hãy thực hiện các thay đổi cần thiết để thúc đẩy thứ hạng. Dựa trên các tìm hiểu của mình, hãy lồng ghép, thay đổi định hướng content sao cho khớp với mong muốn, trải nghiệm của người dùng.
  • Điều chỉnh: Luôn luôn theo dõi các phân tích để xem xét điều nào hiệu quả và ngược lại để bạn có thể cập nhật lại cho phù hợp.

Thêm các câu trả lời và snippet phong phú

Google là nơi giải đáp, đưa ra các câu trả lời cho người tìm kiếm. Để phản hồi với các truy vấn của người dùng, Google sẽ thường hiển thị các thông tin cần thiết trực tiếp trên các kết quả tìm kiếm, đi kèm với các trang web hữu ích, video, phim hoặc thông tin về sự kiện, review hoặc ngày cụ thể.

Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc ( thường được gọi là “ schema markup) có thể giúp cho người chủ của web đạt được các danh sách tăng cường trên các trang kết quả công cụ tìm kiếm ( SERPs). Loại markup này hoạt động để hỗ trợ cho các công cụ tìm kiếm hiểu được content trên website, cho phép các công cụ tìm kiếm hiển thị thông tin đó theo cách thức hữu ích với người dùng.

Ví dụ: Bạn lên Goohle tìm kiếm cách làm bánh mì. SERP có các câu trả lời phong phú- rich answers( hay còn gọi là câu trả lời trực tiếp- direct answer, hay đoạn đặc trưng- featured snippet), tiếp theo là một danh sách tìm kiếm có chứa các đoạn mã liên quan đến công thức làm bánh, như là review, đánh giá, xếp hạng, thời gian nấu, thông tin calorie của bánh mì.

 

Theo như một nghiên cứu của Stone Temple Consulting, thì số lượng của các rich answer hiển thị trên các kết quả tìm kiếm đã tăng gấp đôi từ 2014 đến 2016. Nếu như xu hướng này tiếp tục phát triển, thì chúng ta sẽ thấy một con số thậm chí còn lớn hơn vào năm 2022.

Thêm markup dữ liệu cấu trúc vào trong website của bạn có thể tăng cơ hội cho website có một danh sách SERP nâng cao, được xuất hiện trong các rich answer, hoặc ( đối với các tìm kiếm thương hiệu) là xuất hiện trong một knowledge panel ( bảng kiến thức) của Google.

Người tìm kiếm thường thích nhanh chóng truy cập vào các thông tin như vậy. Cho nên hãy nhanh chóng cân nhắc đưa schema markup vào trong website của bạn trong năm 2022.

Tiếp thị đa kênh

Đa kênh và tiếp thị đa kênh nghe có vẻ giống nhau, nhưng trong thực tế, chúng hoàn toàn khác. Đa kênh đơn giản nghĩa là thiết lập sự hiện diện trên nhiều hơn 1 nền tảng. Ví dụ: nếu như người dùng đang duyệt các sản phẩm trên một ứng dụng di động và quyết định là không mua, thì bạn có thể gửi các target ad ( quảng cáo nhắm mục tiêu) dựa trên tìm kiếm của họ thông qua email hoặc social media.

Tiếp thị đa kênh là một phần mở rộng. Mục tiêu chính của tiếp thị đa kênh là tạo ra sự hiện diện của thương hiệu một cách nhất quán thông qua nhiều kênh, để người tìm kiếm có thể di chuyển liên tục giữa các thiết bị và nền tảng để mua hàng.

Thông qua báo cáo thường niên của Cross-Channel Marketing Report, thì 73% người được khảo sát cho biết tiếp thị đa kênh mang lại ảnh hưởng tích cực lên tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, nó chỉ hiệu quả khi mà bạn đã biết đối tượng mục tiêu và hành vi, thói quen tiêu dùng của họ. Thử thách lớn mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình này đó là:

  • Biết chính xác thông điệp là gì
  • Tìm thời điểm chính xác để thúc đẩy thông điệp
  • Chọn kênh quảng bá thích hợp

Mặc dù đã có một số công cụ và nguồn lực để giúp đỡ, thì tiếp thị đa kênh vẫn trong giai đoạn sơ khỏi, thậm chí là trong bối cảnh các thiết bị di động ngày càng phổ biến. Người tiêu dùng hiện nay có nhiều sự kết nối hơn bao giờ hết, và nhu cầu tăng cường tiếp thị đa kênh sẽ càng tăng cao xuyên suốt năm 2022.

Tăng trưởng tìm kiếm trên điện thoại di động

Khả năng tiếp cận, tìm kiếm trên di động đã tái định hình lại SEO trong vài năm gần đây. Tìm kiếm trên di động đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ chậm hay dừng lại trong tương lai. Lượng truy cập chuyển từ desktop qua di động và nhiều website đã chứng kiến con số thống kê là hầu hết lượng truy cập của web đều đến từ các thiết bị di động.

Vào tháng 5/2015, Google báo cáo rằng tìm kiếm di động đã vượt qua tìm kiếm trên desktop trên công cụ tìm kiếm của Google. Kể từ đó, Google đã thực hiện nhiều bước trên tín hiệu di động, chứ không phải là desktop, để cân nhắc như là tiêu chí tối ưu cho trải nghiệm người dùng mặc định. Thực tế, gần đây Google đã thông báo là Goolge vừa bắt đầu thử nghiệm chỉ mục di động đầu tiên. AMP, chỉ mục di động đầu tiên là các thay đổi quan trọng đó của Google liên quan đến di động.

Tối ưu hóa trên di động là một phần cực kỳ quan trọng trong chiến lược SEO. Tuy nhiên, trong năm 2022 sắp tới, nó sẽ là bắt buộc chứ không phải là cần thiết nữa.

Tìm kiếm bằng giọng nói chứng minh sức ảnh hưởng

Tìm kiếm bằng giọng nói đang là một tín hiệu chuyển biến trong ngành công nghiệp SEO trong vài năm gần đây. Trong quá trình để tìm thấy các link, tìm kiếm bằng giọng nói đã trở thành mọt trong những tùy chọn tìm kiếm có sự phát triển nhanh nhất. Ưu thế của tìm kiếm bằng giọng nói chính là yếu tố “ rảnh tay”, nhanh chóng, mang tính công nghệ của tương lai.

Cùng với sự phát triển của công nghệ sau mỗi lần cập nhật, thì tỷ lệ lỗi trong tìm kiếm bằng giọng nói giảm xuống. Tại SMX West 2016, giám đốc chương trình tìm kiếm bằng giọng nói của Google, Behshad Behzadi lưu ý rằng tỷ lệ lỗi trong nhận diện giọng nói đã giảm từ 25% xuống còn 8% trong hiện nay.

Mục tiêu của tìm kiếm bằng giọng nói trong 2022 là tiếp tục phát triển và đưa tìm kiếm bằng giọng nói từ “ nhận diện” sang “ thấu hiểu”. Điều này đòi hỏi một số sự thay đổi đối với các yếu tố như:

  • Các tìm kiếm trước đó
  • Các văn bản dựa trên địa điểm
  • Các bối cảnh dựa trên ứng dụng thường dùng nhất
  • Thông tin cá nhân
  • Từ khóa tìm kiếm dựa trên truy vấn bằng giọng nói

Không thể phủ nhận là tìm kiếm bằng giọng nói là một trong những thay đổi, xu hướng lớn nhất trong kỷ nguyên công nghệ. Với vô số sự cải tiến trong Siri, Google Now và Cortanan, người làm SEO cần phải hiểu rõ hơn về sự đổi mới này và các truy vấn dựa trên văn bản trong năm 2022.

Tạm kết

Năm 2022 sẽ là một năm có nhiều thay đổi trong SEO. Ngưòi tìm kiếm đang ngày càng kết nối và gắn kết với content họ tìm kiếm hơn. Cho nên người làm SEO, marketing cần phải lưu ý và cân nhắc các xu hướng lớn sắp đến này để chuẩn bị cho các thách thức trong tương lai.

Chia sẻ bài viết này