Vai trò của chứng chỉ số SSL trong kinh doanh online
SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer, là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt (browser). Với sự tăng tốc mạnh mẻ của internet, việc tấn công vào các trang website của hacker không còn xa lạ, nếu doanh nghiệp không có SSL thì khả năng mất dữ liệu và mất uy tín của doanh nghiệp là rất cao.
Vậy tại sao doanh nghiệp cần SSL? Rất đơn giản vì SSL chính là hàng rào bảo vệ website và khách hàng của bạn, khi doanh nghiệp đăng ký domain để sử dụng các dịch vụ như website, email thì sẽ xuất hiện các lỗ hỏng, chính điều này tạo cơ hội cho các hacker tấn công làm thay đổi dữ liệu cũng như gây thiệt hại về uy tín của doanh nghiệp. SSL sẽ là hàng rào ngăn chặn các lỗ hỏng đó, SSL đảm bảo rằng dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt là riêng tư và an toàn.
Thêm vào đó khả năng bảo vệ dữ liệu cũng rất cao, nếu website của bạn bị tấn công, SSL sẽ làm nhiệm vụ ngăn chặn, báo cáo về trung tâm xử lý, SSL đảm bảo chỉ người dùng thực sự mới có thể mã hóa được dữ liệu. Ngoài ra, SSL còn giúp website của bạn không bị thay đổi dữ liệu nếu có tin tặc tấn công.
Kinh doanh online đang phát triển rất mạnh, chính vì thế đây là cơ hội tốt cho các hacker tấn công vào các trang website của doanh nghiệp, các hacker sẽ xâm nhập và lấy đi mọi thông tin khách hàng, thay đổi dữ liệu, thậm chí xóa hết dữ liệu nếu không nhận được tiền chuộc.
Ví dụ điển hình, vào tháng 7/2021 Công ty công nghệ Mỹ Kaseya Ltd. đã bị nhóm hacker có tên là Revil (Nga) tấn công và đòi 70 triệu USD tiền chuộc nếu không sẽ vô hiệu hóa dữ liệu khách hàng của công ty. Theo đánh giá của Tổ chức phi lợi nhuận Dutch Institute for Vulnerability Disclosure (Viện tiết lộ lỗ hổng bảo mật) của Hà Lan, ngày 4/7 đã thông báo cho công ty Kaseya rằng phần mềm VSA của họ có lỗ hổng và trở thành một kênh để tin tặc triển khai ransomware (phần mềm tống tiền). Công ty công nghệ Mỹ Kaseya Ltd. cung cấp phần mềm VSA cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động thông qua hệ thống giám sát từ xa tự động thực hiện bảo trì và cập nhật máy chủ hàng ngày. Theo đánh giá của Viện tiết lộ lỗ hổng bảo mật thì cuộc tấn công này có thể ảnh hướng đến 400.000 máy tính trên toàn thế giới. Còn về phía công ty Kaseya cho biết cuộc tấn công này của nhóm hacker Revil ảnh hưởng đến khoảng 800 đến 1.500 doanh nghiệp chủ yếu là khách hàng của công ty.
Đó chỉ là một ví dụ về việc khai thác lỗ hổng của website, vấn đề này dường như ít doanh nghiệp chú ý đến, chỉ khi bị hacker tấn công thì mới tìm cách khắc phục, nếu doanh nghiệp của bạn giao dịch chủ yếu trên mạng internet thì nên tìm hiểu và đăng ký SSL để đảm bảo an toàn cho mình và khách hàng.
Doanh nghiệp của bạn cần có thời gian để hoàn thiện và tạo độ uy tín cho khách hàng, nếu bất ngờ bị hacker tấn công mà không có một lớp bảo vệ nào thì khả năng website của bạn sẽ bị thay đổi và mất hoàn toàn dữ liệu, làm mất uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. SSL sẽ đảm bảo cho website của bạn là đúng chủ thể, an toàn trong giao dịch. Bảo mật các giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng, các truy cập vào hệ thống. Bảo mật webmail và các ứng dụng như Outlook Web Access, Exchange, và Office Communication Server.
Với sự phát triển nhanh của CNTT, bảo mật một trang website có rất nhiều công nghệ, tuy nhiên SSL chính là sự ưu tiên hàng đầu cho việc bảo mật dữ liệu, các công ty, tập đoàn hàng đầu trên thế giới vẫn đang tin dùng Chứng chỉ số SSL này. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa biết đến Chứng chỉ số SSL thì hãy nhanh chóng tìm và đăng ký để đảm bảo an toàn cho website của mình không bị hacker tấn công.