Từ khóa SEO là gì? Cách chọn từ khóa SEO để lên top 1 google

Từ khóa SEO là gì? Cách chọn từ khóa SEO để lên top 1 google

Từ khóa SEO là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bất cứ công cụ tìm kiếm nào và cách chọn từ khóa ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng website của bạn trong kết quả tìm kiếm của google. Chọn đúng từ khóa SEO sẽ khiến chiến dịch marketing của bạn đạt được thành công ngoài mong đợi.

Từ khóa SEO là gì

Từ khóa (keyword) là một từ hoặc một cụm từ xác định chủ đề được người dùng nhập vào mục tìm kiếm của google hoặc các công cụ tìm kiếm khác nhau. Dựa trên điều này, khái niệm từ khóa seo được hình thành để bạn có thể tối ưu và điều hướng người dùng một cách chính xác nhất truy cập trang web của bạn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nếu bạn muốn trang web của bạn để xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm và có thể thu hút nhiều người đến trang web – bạn phải chọn từ khóa một cách cẩn thận. Các từ khóa phải có liên quan đến trang web, và nên được cả người dùng cũng như công cụ tìm kiếm cùng thấy được nội dung đó.

Phân loại từ khóa SEO

Có rất nhiều loại từ khóa seo nhưng tựu chung lại có 5 loại từ khóa chính như sau:

Từ khóa thương hiệu:  Loại từ khóa này mang tên thương hiệu của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin về doanh nghiệp đến với khách hàng như: Điện thoại Samsung, máy ảnh canon, máy tính Trần Anh,…

Từ khóa sản phẩm, dịch vụ: Loại từ khóa này miêu tả chính xác thông tin chi tiết sản phẩm khách hàng cần tìm, chính xác đến từng ký tự, mẫu mã. Loại từ khóa này thường thông dụng cho những sản phẩm điện tử, thiết bị y tế: MacBook Pro 13-inch (Mid 2012)

Với mỗi loại từ khóa, chúng ta sẽ có các hướng phân tích khác nhau để có thể tìm ra từ khóa tiềm năng từ đó tăng được tỉ lệ chuyển đổi.

Từ khóa thông tin, hỏi đáp: Là từ khóa thông tin hữu ích về các sản phẩm dịch vụ, nhiều khách hàng khi tìm kiếm trên các thanh công cụ thường có xu hướng search một cum hỏi đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín của cửa hàng. Với từ khóa thông tin, bạn phải tránh lối viết bài PR sản phẩm. Lúc này, người dùng chỉ mong muốn thấy những bài viết đáng tin và chỉnh chu. Ví dụ: Mua điện thoại ở Thế giới di động có tốt không?, Sửa điện thoại ở đâu uy tín?

Từ khóa sai: Nghiên cứu kỹ hành vi tìm kiếm của khách hàng sẽ tìm ra được những lỗi như gõ sai chính tả của khách hàng hay gõ gần đúng vì chỉ nhớ mang máng. Ví dụ: mác búc pro 13 inh

Từ khóa địa phương  là từ khóa chính cộng thêm địa phương vào. Ví dụ: Mua máy tính tại Hà Nội, tìm nhà hàng Ý tại Cầu Giấy,…

Với mỗi loại từ khóa, người ta sẽ có các hướng phân tích khác nhau để có thể tìm ra từ khóa tiềm năng từ đó tăng được tỉ lệ chuyển đổi.

Từ khóa dài (long tail keyword): là những từ khóa ít được tìm kiếm, độ cạnh tranh thấp, thường thì tỉ lệ chuyển đổi khách hàng của loại từ khóa này khá cao.

Từ khóa ngắn (short tail keyword): là những từ khóa được tìm kiếm nhiều, độ cạnh tranh cao, nhưng đa phần tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tương đối thấp.

 

Phân loại từ khóa SEO

Cách chọn từ khóa trong SEO hiệu quả

Dự đoán từ khóa: Để có thể dự đoán được từ khóa seo một cách hiệu quả, bạn hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng cần gì, mong muốn gì để đưa ra những từ khóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Sử dụng tool để gợi ý từ khóa: Tool UberSugGest. Keyword Finder được biết đến là một trong những công cụ cho phép bạn check từ khóa seo hiển thị theo dạng key. Tool UberSuggest sẽ sắp xếp các dữ liệu thông tin theo thứ hạng từ khóa seo. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng kiểm tra để có thể đánh giá từ khóa seo đó có chất lượng hay không.

Kiểm tra đối thủ đang sử dung bộ từ khóa nào: Nghiên cứu đối thủ đang sử dụng từ khóa SEO nào là một cách hữu hiệu để bạn biết được họ đang tập trung vào phân khúc nào của khách hàng, thị trường, từ đó bạn có thể đi vào thị trường ngách để tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng.

Để có thể nghiên cứu được đối thủ của mình đang đánh vào từ khóa nào. Thì bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ của phần mềm check từ khóa seo của đối thủ như: Ahref, Google Keyword Planner, KeywordTool.io,…

Ngoài ra, khi thiết lập một từ khóa trong SEO, bạn có thể dựa vào công thức KBATL, trong đó với K, B, A, L, T lần lượt là:

  • Keyword – Từ khóa chính cho sản phẩm/ dịch vụ cần SEO.
  • Brand – Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ.
  • Adjective – Tính chất
  • Target Audience – Đối tượng
  • Local – Địa điểm

Ví dụ:

  • Keyword: điện thoại
  • Brand: samsung, iphone, sky, …
  • Adjective: cao cấp, chính hãng, giá rẻ, tốt nhất, bền, đẳng cấp,…
  • Target Audience: cho nam, cho nữ, cho quý ông, cho quý bà,…
  • Local: HCM, TPHCM, Hồ Chí Minh, Hà Nội, HN, quận 1, quận 3, quận 5,…

Áp dụng công thức này bạn có thể chọn được những từ khóa chính xác như: “điện thoại iphone chính hãng cho nam quận 1”, quần áo zara giá rẻ cho nữ tại Hà Nội,…và vô số truy vấn khác.

Cách lựa chọn từ khóa SEO

Vị trí từ khóa SEO

Sau khi chọn được từ khóa thì cách chọn vị trí xuất hiện của từ khóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng để có một chiến dịch SEO thành công. Theo đó, từ khóa seo phải xuất hiện thường xuyên đủ để công cụ tìm kiếm biết rằng trang web đang nói về chủ đề gì.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một từ khóa được lặp lại quá nhiều lần với mật độ cao, dày đặc có thể khiến google hiểu rằng ai đó cố tình đang thao túng các công cụ tìm kiếm khiến trang web của bạn bị phạt hoặc giảm thứ hạng.

Từ khoá cũng nên được sử dụng trong thẻ alt của hình ảnh, thẻ miêu tả và thẻ tiêu đề là một phần quan trọng của trang web. Yếu tố này cũng có thể đẩy kết quả tìm kiếm website của bạn lên cao hơn..

Những sai lầm phổ biến khi chọn từ khóa SEO

Từ khóa quá chung chung: Việc lựa chọn từ khóa quá chung chung sẽ khiến người có nhu cầu mua hàng thực sự sẽ không tìm kiếm được.

Từ khóa cạnh tranh cao: Từ khóa cạnh tranh cao sẽ khiến cơ hội lên top website của bạn thấp dẫn đến chiến dịch SEO kém hiểu quả, không tìm kiếm được khách hàng.

Từ khóa không ai tìm kiếm, không nhắm đúng được đối tượng khách hàng: Đây cũng chính là một sai lầm phổ biến khi chọn từ khóa seo có thể khiến chiến dịch marketing của bạn thất bại.

Trong quá trình chọn từ khóa seo bạn chỉ cần nhớ 1 câu hỏi trong đầu: “từ khoá này có mang lại khách hàng tiềm năng không? ”

Chia sẻ bài viết này